VĐV ngưng tim khi tham gia giải chạy Tây Hồ đã qua đời
Tại hội thảo, ông Nguyễn Quang Hưng, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thái Bình, khẳng định địa phương này đang vươn lên mạnh mẽ và trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn bậc nhất các tỉnh phía bắc Việt Nam.Ghé làng khô cá biển Sóc Trăng, choáng ngợp trước 50 loại khô
Ông Lê Xuân Huy nhận xét với mức giá chênh lệch hiện nay lên đến trên 10.000 đồng/kg, khả năng heo sống từ các nước tràn vào rất lớn. Nếu như lúc trước thì lượng heo nhập khẩu có thể lên đến 6.000 con/ngày đêm, nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 3.500 con lén lút nhập vào. Nhiều cửa khẩu khu vực ĐBSCL, Bình Phước đã kiểm soát được việc nhập lậu heo sống, góp phần ổn định thị trường nội địa.
Mùa xuân lặng lẽ - Truyện ngắn dự thi của Hoài Nam (Hà Nội)
Ngày 3.3, thông tin từ Công an TT.Nông Cống cho biết, đơn vị này đang xác minh, làm rõ vụ một nam sinh lớp 6 bị thương nặng nghi do pháo phát nổ.Nạn nhân là em P.Đ.A (13 tuổi, ngụ TT.Nông Cống), sau khi được cấp cứu ban đầu tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa thì đã chuyển đến điều trị tại một bệnh viện ở Hà Nội.Trước đó, khoảng hơn 15 giờ ngày 2.3, người thân và người dân nghe tiếng nổ lớn phát ra từ nhà riêng của cháu A. Ngay sau đó, người thân phát hiện cháu A. bị thương rất nặng, máu chảy nhiều nên đưa đến Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cấp cứu.Tại bệnh viện, các bác sĩ xác định nạn nhân bị dập nát bàn tay trái, vùng ngực, cổ, mặt, cánh tay phải và chân trái có nhiều vết thương chảy máu, da bị cháy xám…Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đã phải tiến hành phẫu thuật cấp cứu, tháo bỏ bàn tay trái bị dập nát không thể phục hồi, xử lý ban đầu các vết thương, và đã chuyển bệnh nhi đến tiếp tục điều trị tại một bệnh viện ở Hà Nội theo nguyện vọng của gia đình.
Ngay sau khi đội tuyển Việt Nam chiến thắng nghẹt thở đội tuyển Thái Lan với tỷ số 3-2, nâng tổng tỷ số qua 2 trận đấu lên 5-3 và giành chức vô địch AFF Cup 2024 ngay trên sân đội bạn, hàng vạn cổ động viên Hà Nội đã đổ ra các đường phố để ăn mừng.
'Hoa hậu bolero' Trần Mỹ Ngọc: Bị 'ném đá' vì 'phá nát' hit của Như Quỳnh
Ngày 24.1, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết TP.Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD-ĐT và Sở Tài chính Hà Nội về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73 của Chính phủ.Theo đó, các thầy giáo, cô giáo đang công tác tại các trường thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục trên địa bàn thành phố sẽ được bảo đảm quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 73. Dự kiến, các thầy giáo, cô giáo sẽ được nhận thưởng sau khi HĐND thành phố họp và thông qua nghị quyết.Nghị định số 73 quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, từ ngày 1.7.2024, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng chế độ tiền thưởng căn cứ vào thành tích công tác và kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm. Quỹ tiền thưởng hằng năm tại quy định này nằm ngoài quỹ khen thưởng theo quy định của luật Thi đua, khen thưởng và được xác định bằng 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản. Đây là lần đầu tiên, cán bộ, công chức, viên chức có khoản này.Tuy nhiên, đầu tháng 1 vừa qua hơn 500 giáo viên Hà Nội đã viết "tâm thư" kiến nghị lãnh đạo thành phố xem xét vì hàng nghìn giáo viên trường công lập nhưng không được nhận khoản tiền thưởng theo Nghị định 73.Bất cập này xuất phát từ việc ngày 10.12.2024, HĐND TP.Hà Nội thông qua Nghị quyết 46/2024/NQ-HĐND quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên thuộc TP.Hà Nội quản lý.Với nghị quyết này, rất nhiều giáo viên trên địa bàn Hà Nội, do thành phố quản lý, sẽ không thuộc đối tượng thụ hưởng. Lý do là các đơn vị sự nghiệp giáo dục đang thực hiện thí điểm đặt hàng dịch vụ giáo dục từ năm học 2023 - 2024 bị phân loại thành đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên.Thông thường, đơn vị tự chủ có nguồn thu để đảm bảo hoạt động, không dùng ngân sách nhà nước, tùy theo mức độ. Tuy nhiên, các trường được xếp vào diện "tự chủ chi thường xuyên" ở Hà Nội vì trong giai đoạn thí điểm nên vẫn được nhà nước đảm bảo kinh phí.Nhằm bảo đảm quyền lợi giáo viên, Sở GD-ĐT Hà Nội và Sở Tài chính đã có văn bản báo cáo, đề xuất cơ quan có thẩm quyền có phương án hỗ trợ các cơ sở giáo dục thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục.Sau đó, ngày 10.1, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội đã ký Tờ trình số 82/TTr-SGDĐT, gửi UBND TP.Hà Nội đề nghị xây dựng Nghị quyết về việc cập nhật chi phí thực hiện chế độ tiền thưởng theo quy định tại Nghị định số 73 của Chính phủ và chi phí chi thu nhập tăng thêm theo quy định tại Nghị quyết số 46 của HĐND thành phố theo trình tự, thủ tục rút gọn.Năm học 2024 - 2025, Hà Nội có 119 cơ sở giáo dục trực thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội và 250 cơ sở trực thuộc quận, huyện đang thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục với hàng nghìn giáo viên, nhân viên.